Tranh Đông Hồ là một loại hình nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Xuất phát từ làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, nên tranh có tên của làng.
Đây là loại tranh có giá trị nghệ thuật độc đáo và mang hởi thở của văn hóa dân gian của vùng kinh Bắc để biểu đạt.
Một đóng góp nổi bật của tranh Đông Hồ là tư duy nghệ thuật âm dương trong tranh đã vượt ra khuôn khổ của loại tranh này, ảnh hưởng và ứng dụng đến các loại hình hội họa, điêu khắc, thời trang và gốm sứ mang lại sự sáng tạo mới.
Làng tranh Đông Hồ
Làng tranh Đông Hồ, nay thuộc xã Xong Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách thủ đô Hà Nội 35 km về hướng tây.
Tranh Đông Hồ có lịch sử lâu đời, xuất phát từ thế kỷ 17. Khi đó, làng tranh có khoảng 17 dòng họ đều có nghề chính là vẻ tranh và làm tranh. Khu làng làm việc sản xuất tranh quanh năm, bận rộn nhất vào những ngày gần Tết Nguyên Đán, vì nhiều người trước kia có nhu cầu treo tranh khi xuân về.
Thời gian trôi qua với nhiều thăng trầm, ngôi làng tranh truyền thống này chỉ còn vài gia đình gắn bó với nghề sảnh xuất tranh dân gian, trong đó gia đình Nguyễn Hữu Sam và Nguyễn Đăng Chế nổi bật.
Giá trị quý giá của nghề làm tranh là các bản khắc gỗ, các nghệ nhân của làng bám với nghề còn giữ 1.000 bản khắc gỗ và phục chế 500 bản mẫu cổ. Tất cả được xem như báu vật của nghề, nên được bảo quản rất cẩn thận.
Ngoài ra, các nghệ nhân tiếp tục sáng chế các bản khắc mới với nội dung mới để phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Tất cả là vốn văn hóa quý giá không chỉ trong nghệ thuật, mà là vốn quý của văn hóa đời sống của người dân Việt, đặc biệt đời sống người dân kinh Bắc.
Nếu muốn tìm hiểu tranh Đông Hồ, đừng bỏ lỡ ngôi làng này nhé!
Tìm hiểu cơ sở sản xuất tranh Đông Hồ:
- Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế. Tel: 0223865308
- Nghệ nhân Nguyễn Đăng Tâm. Tel: 091 3009433
- Nghệ nhân Nguyễn Thị Oanh. Tel: 0362181135
- Nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả. Tel: 0946204698
Chất liệu làm tranh Đông Hồ
Tranh Đông Hồ được sản xuất qua nhiều công đoạn, sử dụng nhiều chất liệu khác nhau. Tuy nhiên có thể chia ra hai công đoạn làm tranh cơ bản: Khâu sáng tác mẫu hay khắc mẫu trên ván gỗ và khâu vẽ hay in tranh. Tương ứng với mỗi khâu thì ta có thể thấy chất liệu sẽ bao gồm như sau:
Bản khắc gỗ
Tranh Đông Hồ được in từ bản khắc bằng gỗ. Mỗi một màu trên tranh sẽ có một mẫu khắc gỗ tương ứng, kể cả bản màu đen tạo nét cơ bản của bức tranh cũng phải có một bản riêng.
Có thể chia bản gỗ in làm thành hai loại, bao gồm bản in nét (in nét cơ bản) và bản khắc in màu (tô màu cho tranh). Bản khắc in nét đẹp được làm tỉ mỉ, cẩn thận, thông thường nét càng nhỏ càng đẹp nên nghệ nhân thường dùng gỗ từ cây thị hoặc gỗ thừng mực. Các loại gỗ này mềm, có thớ đa chiều, lại dai nên dễ cho điêu khắc.
Bản khắc gỗ đóng vai trò quan trong tạo nên chủ đề cho thể loại tranh Đông Hồ. Để có được bản gỗ đẹp đòi khỏi nghệ nhân thực hiện tỉ mỉ, giai đoạn này thường chiếm nhiều thời gian nhất trong công đoạn sản xuất tranh Đông Hồ.
Sáng tạo mẫu vẽ trên bản gỗ là công việc sáng tạo, đòi hỏi năng khiếu bẩm sinh và kỹ năng lao làm việc với tay nghề cao về điêu khắc gỗ. Nên có thể xem đây là công việc đòi hỏi tổng hợp năng lực sáng tạo và thực hành.
Nghệ nhân có thể dùng bút chì vẽ những nét cơ bản lên gỗ hay giấy mỏng, sau đó đục (điêu khắc) theo từng đường nét để có khuôn hình chuẩn.
Đây là công việc sáng tạo nên một chủ đề có thể có nhiều dị bản và phong cách khác nhau tùy theo nghệ nhân, gia đình thực hiện mẫu khuôn in.
Giấy vẽ tranh Đông Hồ
Giấy vẽ tranh Đông Hồ là loại giấy điệp từ giấy gió truyền thống và độc đáo của Việt Nam, được làm từ cây gió thường được trồng gần các vùng đồi núi ở Việt Nam.
Để tranh được đẹp, người làng Đông Hồ thêm một bước xử lý giấy gió để biến loại giấy này trở thành loại giấy đặc trưng, gọi là giấy điệp. Thợ sản xuất dùng vỏ con sò điệp, nghiền nát, trộn với hồ được làm từ bột gạo nếp, gạo tẻ hoặc bột sắn. Sau đó, người thợ dùng chổi làm bằng lá thông quét đều trên mặt giấy, từ đó sẽ tạo nên loại giấy trắng sáng, lấp lánh khi bạn để ngoài ánh sáng.
>> Xem thêm bài Tranh lụa Việt Nam.
Màu vẽ tranh Đông Hồ
Màu vẽ tranh Đông Hồ được sản xuất từ nguyên liệu thiên nhiên, nên có giới hạn màu sắc.
Thường có bốn màu cơ bản được làm để sản xuất tranh, bao gồm màu xanh được lấy từ cây chàm hoặc gỉ đồng, màu đen được làm từ than lá tre, màu vàng từ hoa hòe nghiền, và màu đỏ làm từ gỗ vang hay sỏi màu đỏ (gọi là sỏi son).
Từ bốn màu cơ bản này, người nghệ nhận có thể biến chuyển để tạo ra các màu khác nhau, đậm nhạt tùy thích. Tuy nhiên, tranh Đông Hồ đa phần vẫn giữ bốn màu chủ đạo ở trên, xanh, đỏ, vàng và đen.
Quy trình sản xuất tranh Đông Hồ
Có nhiều công đoạn để làm nên một bức tranh Đông Hồ đẹp và cuốn hút. Tuy vậy có thể chia ra các bước sau:
Bước 1: Sản xuất bản khắc gỗ, sản xuất màu vẽ, sản xuất giấy điệp từ giấy gió (như nêu ở trên).
Bước 2: Pha màu tùy vào thể loại tranh, chủ đề thể hiện mà pha màu phù hợp.
Bước 3: Chuẩn bị in, xếp giấy thành chồng tầm 100 -200 tờ cho một lần in.
Bước 4: In tranh, người thợ dùng chổi lá thông nhúng vào chậu để lấy màu rồi quét đều trên mặt bìa (bìa được làm giấy thông thường để lấy màu).
Bước 5: Lấy mẫu bản khắc gỗ lăn đi lăn lại trên mặt bìa được phết màu.
Bước 6: Đặt bản gỗ lên tờ giấy điệp, chỉnh cho thật cân đối và chính xác, ấn mạnh ván in vào tờ giấy.
Bước 7: Lấy ván in có cả tờ giấy in dính theo, rồi dùng miếng xốp mịn, người địa phương thường dùng xơ mướp xoa thật đều trên tờ giấy. Mục đích của việc này là để màu thấm đều trên mặt giấy in.
Bước 8: Gỡ tờ giấy vừa in ra khỏi ván in, mang ra phơi ở nơi thoáng mát một thời gian để cho màu khô và thấm chắc vào giấy.
Bước 9: Khi bức tranh vừa in đã khô, tiếp tục lần lượt in các màu khác. Và lập đi lập lại bước 8 và bước 9 để khi nào tất cả các màu trên tranh được in toàn bộ.
Trước kia hầu như tất cả các bước tô màu trên tranh Đông Hồ đều dùng bản khắc gỗ. Ngày nay, nhiều nghệ nhân còn dùng phương pháp tô màu và vờn nét – vẽ thêm nét ngoài in gỗ nhằm tạo sự đa dạng và phong phú màu sắc, đường nét cho bức tranh.
Dù đổi mới nhưng nét biểu đạt và vẻ đẹp độc đáo của tranh Đông Hồ luôn được giữ gìn và tuân thủ. Vì thế, tranh Đông Hồ luôn có sự cuốn hút riêng dù làm theo phương thức nào.
Ý nghĩa biểu đạt của tranh Đông Hồ
Về nội dung, tranh Đông Hồ miêu tả những sinh hoạt đời thường, cảnh lao động của người dân bắc bộ, miêu tả hình tượng con vật trong đời sống thông qua đó nói lên mong ước của con người trong đời thường cũng như đời sống tinh thần (như miêu tả tính cách của 12 con giáp).
Khắc họa mơ ước về cuộc sống hài hòa giữa con người, động vật, thiên nhiên. Sự cân bằng theo nguyên lý âm dương (như tranh Hứng Dừa). Mong ước cuộc sống ấm no, hạnh phúc, hài hòa giữ vật chất và tinh thần (như tranh Đàn Lợn). Mong ước một xã hội công bằng, đem lại những ý nghĩa tốt đẹp cho mọi người, góp phần làm giàu thêm đời sống tinh thần của người Việt Nam.
Về giá trị nghệ thuật, tranh Đông Hồ có giá trị trang trí nhà cửa, văn phòng, đặc biệt làm đẹp vào những ngày Tết. Đường nét tuy đơn giản nhưng cuốn hút bao hàm nhiều ý nghĩa, từ đó dễ ứng dụng làm đẹp cho nhiều sản phẩm gốm sứ, thời trang…
Nếu xét về thể thoại biểu đạt nghệ thuật, tranh Đông Hồ có thể chia ra làm 7 loại tiêu biểu, bao gồm tranh thờ phụng, tranh chúc tụng, tranh về lịch sử, tranh kể truyện, tranh phương ngôn, tranh cảnh vật và tranh phản ánh sinh hoạt của con người.
Hầu hết mọi người treo tranh Đông Hồ đều mong cho cuộc sống gia đình hòa thuận, tinh yêu dong đầy, cuộc sống sung túc, ấm no và hạnh phúc.
Những bức tranh Đông Hồ tiêu biểu
Với sự phát triển và sáng tạo đa dạng của nghệ nhân, tranh Đông Hồ có hàng ngàn bức họa tồn tại.
Tuy nhiên, phổ biến và trở thành biểu tượng đặc trưng của tranh Đông Hồ gồm những tác phẩm tiêu biểu sau:
1. “Đàn lợn âm dương” có cách diễn đạt rất chắc khỏe, nhưng vừa mềm mại. Trên mỗi chú lợn có xoáy âm dương, đó là sự cách điệp thể hiện mong ước của con người, đó là sự hài hoài giữa đất – trời, con người – động vật – thiên nhiên. Sự mong ước xung túc và sinh sôi nảy nở của cuộc sộng như sự đông đúc của bầy lợn. Tóm lại, bức tranh mang đến hạnh phúc, sung túc, cuộc sống hài hòa, gia đình đông vui, hòa thuận.
2. “Chim công xòe cánh” tượng trưng cho sự cao quý, và sự phát đạt. Hình ảnh chim công biểu tượng cho vẻ đẹp và sức mạnh, nhiều người tin rằng treo tranh công trong nhà sẽ xua đuổi tà khí, đem lại vận khí tốt cho gia chủ.
3. Bức tranh “Hứng dừa” (một số người còn gọi là Hái dừa) không thể thiếu trong bộ sưu tập tranh nổi bật của tranh Đông Hồ. Nét vẻ đơn giản, nhưng dịu dàng, chứa dựng ý nghĩa xum vầy, hòa thuận của gia đình, cùng chia sẻ gắn bó, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
4. Bức tranh “Lý ngư vọng nguyệt” (Cá chép trông trăng) thể hiện sự mong ước đỗ đạt trong học tập, công danh, sự nghiệp. Mong ước từ hình tượng cá chép đến từ niềm tin từ văn học dân gian nói về cá chép vượt vũ môn để hóa rồng, như học trò vượt khó để đổ đạt, thành danh.
5. “Đám cưới chuột” nổi bật trong tập tranh Đông Hồ về đặt tính châm biếm. Chuột muốn rước dâu phải cống nạp chim, cá cho mèo. Thể hiện, sự éo le trong cuộc sống đôi khi không như mong ước của mọi người, thường có nhiều trở ngại buồn cười.
6. Bức tranh “Thất đồng” (bảy chú bé) thường có gam màu hồng, đỏ nổi bật, rất ấm áp. Tranh tạo cảm giác tươi trẻ, vui tươi của ngày xuân. Cây đào đầy hoa trái, trẻ em khỏe khoắn, đó là mong ước nhiều điều may mắn, cuộc sống no đủ, phồn thịnh và con cháu xum vầy.
(Nguồn dịch từ VND)