Kết hôn – chắc chắn là một trong những sự kiện quan trọng bậc nhất của tất cả mọi người. Vì thế, lễ cưới được hầu hết mọi dân tộc trên thế giới xem như đại lễ trong cuộc đời. Người Việt cũng không là ngoại lệ.
Trước khi tiến hành một lễ cưới, có rất nhiều thứ quan trọng cần được chuẩn bị. Trong đó, trang phục cưới như một yếu tố thiết yếu không thể bỏ qua. Nó luôn được các cặp tân lang, tân nương cũng như người có vinh hạnh được tham dự lễ cưới, dành khá nhiều sự quan tâm chuẩn bị.
Bạn đang dành sự chú ý nào đó đến các trang phục mà người Việt sẽ sử dụng trong buổi lễ kết hôn? Bạn sẽ tham dự một đám cưới của người Việt nhưng chưa biết nên mặc gì?
Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về các loại trang phục sẽ được sử dụng trong lễ cưới của người Việt, bao gồm cả: Trang phục dành cho cô dâu, chú rể; và trang phục dành cho người tham dự.
Một buổi lễ kết hôn của người Việt sẽ được chia thành hai phần chính là phần nghi lễ cưới và phần tiệc chúc mừng. Phần nghi lễ cưới luôn được người Việt xem là quan trọng nhất và không thể thiếu. Phần tiệc mừng thường diễn ra sau khi phần lễ hoàn thành và không mang yếu tố bắt buộc.
Trong một vài tình huống đặc biệt hoặc do điều kiện kinh tế mà phần tiệc có thể diễn ra hoành tráng hoặc bị bỏ qua. Điều này không làm ảnh hưởng đến việc đôi trai gái được chính thức thừa nhận trở thành vợ chồng.
Vì sự khác nhau giữa hai phần nghi lễ và tiệc mừng này mà trang phục của một buổi lễ kết hôn ở Việt Nam cũng có sự khác nhau rất lớn giữa hai thời điểm diễn ra lễ cưới.
1. Trang phục dành cho phần nghi lễ
Trang phục cô dâu: Trừ một số vùng dân tộc thiểu số, trang phục truyền thống mà các cô dâu Việt sử dụng để thực hiện nghi lễ cưới trọng đại trong cuộc đời mình là áo dài, khăn đóng. Đây là trong phục bắt buộc không thể thay thế.
Áo dài của tân nương đa phần có màu hồng hoặc đỏ. Đó là những màu sắc tượng trưng cho sự mới mẽ, tươi sáng, cát tường. Đồng thời, họ cũng lựa chọn khoác thêm một chiếc áo khoác cùng tông màu bên ngoài. Chiếc áo khoác của cô dâu luôn có thiết kế hoa văn bắt mắt với hình tượng rồng phượng hoặc biểu trưng của điều may mắn nhằm tạo điểm nhấn nổi bật cho nhân vật chính.
Trang phục này được cô dâu mặc xuyên suốt quá trình diễn ra các nghi lễ chính thức của một lễ cưới, như: dâng hương tổ tiên, ra mắt họ hàng, buổi lễ đưa dâu và nhập gia nhà chồng. Đấy được xem như một yếu tố văn hóa nổi bật trong lễ cưới.
Trang phục chú rể: Nếu như trong ngày cưới, cô dâu bắt buộc phải sử dụng trang phục áo dài truyền thống, thì với chú rể, yếu tố trang phục đơn giản hơn rất nhiều. Nam chính có thể chọn áo dài khăn đóng truyền thống, áo dài cách tân hoặc một bộ âu phục cùng áo vest lịch lãm đều được. Yếu tố bắt buộc duy nhất đối với trang phục chú rể là đảm bảo lịch sự, sáng sủa.
Tuy nhiên, ở các vùng dân tộc thiểu số, hầu hết chú rể đều chọn mặc trang phục truyền thống riêng có của dân tộc họ. Chẳng hạn với người mông, chú rể thường mặc bên trong một chiếc áo màu trắng, bên ngoài là áo tối màu có hoa văn ở tay cùng quần màu đen ống rộng.
Trang phục cho người tham dự phần nghi lễ: Đa phần những người được mời tham gia phần nghi lễ của một đám cưới là gia đình, họ hàng, người thân của cô dâu, chú rể. Một số rất ít bạn bè thân thiết của cô dâu, chú rể sẽ nhận được vinh hạnh cùng tham dự buổi lễ này.
Để đảm bảo sự trang trọng, lịch sự cho buổi lễ, hầu hết người tham dự đều phải lựa chọn trang phục cẩn thận. Đối với phái nam, trang phục chính là âu phục, gồm: quần tây, áo sơ mi sáng màu, cà vạt và áo vest. Những người đàn ông lớn tuổi thường chọn mặc áo dài, khăn đóng truyền thống với mục đích tăng thêm yếu tố tôn trọng mà họ dành cho người cùng tham dự.
Trong khi đó, phụ nữ Việt khi được chọn mời tham dự phần nghi lễ cưới, hầu hết đều bắt buộc phải mặc áo dài truyền thống.
Một số ít những người trẻ tuổi hoặc bạn bè thân thiết có thể chọn trang phục tự do hơn, như: váy, áo dài cách tân, hoặc các thiết kế thời trang khác nhưng phải đảm bảo yếu tố lịch sự, kín đáo, sáng sủa.
Bên cạnh đó, mặc dù, không có quy định bắt buộc nào về màu sắc trang phục tham dự lễ cưới, nhưng hầu hết mọi người đều ý thức rằng họ chỉ nên chọn mặc áo, váy có màu sắc tươi mới, sáng sủa. Những màu tối như đen, xám hoặc tím bị xem là màu sắc của sự không may, mang đến điềm tan vỡ cho đôi uyên ương.
Gợi ý quan trọng là bạn nên hỏi gia chủ về việc bạn nên mặc như thế nào để phù hợp với lễ cưới của họ nhằm có được sự chuẩn bị chu đáo hơn.
2. Trang phục xuất hiện ở phần tiệc mừng
Trang phục của cô dâu: Lúc này, các tân nương không còn bị bó buộc trong các quy định về trang phục như ở phần nghi lễ mà được tự do lựa chọn trong phục theo sở thích.
Hầu hết, các cô dâu Việt đều lựa chọn những thiết kế váy cưới theo phong cách hiện đại.
Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng người mà lựa chọn của từng tân nương có thể khác nhau. Một số ít chọn nhà thiết kế riêng để may cho mình bộ váy cưới ưng ý. Trong khi đó, đa phần những cô dâu Việt đều lựa chọn việc thuê một chiếc váy cưới hợp ý cho ngày kết hôn hơn là chọn mua nó.
Cô dâu có thể chọn sử dụng một, hai bộ váy cưới hoặc có thể nhiều hơn trong bữa tiệc cưới của mình.
Tất nhiên, bất kể là lựa chọn như thế nào thì yếu tố xinh đẹp, lỗng lẫy vẫn là tiêu chí lựa chọn hàng đầu của mọi cô dâu Việt.
Trang phục chú rể: Cũng giống như lúc tiến hành nghi lễ, ở phần tiệc, trang phục chú rể không quá cầu kỳ. Đa phần lựa chọn là âu phục với gồm: quần tây, áo sơ mi trắng, cà vạt sáng màu và áo vest lịch lãm.
Trang phục dành cho khách tham dự: Gần như chỉ có một quy định duy nhất về trang phục dành cho khách tham dự một buổi tiệc cưới là đẹp, mới, tươi sáng. Điều này giúp cho bữa tiệc đặt biệt của cô dâu và chú rễ thêm sống động và rạng ngời. Tất nhiên, những trang phục quá sặc sỡ, cầu kỳ hay những bộ cánh chỉ dành riêng cho các dịp lễ tang, cúng hoàn toàn không nên xuất hiện trong một bữa tiệc cưới.
Tóm lại, trang phục tham dự tiệc cưới theo truyền thống Việt Nam, nữ có thể ăn mặc áo dài truyền thống, áo dài cách tân, váy đầm (theo kiểu dạ tiệc). Với nam giới, áo sơ mi, quần tây, có thể có thêm áo vest.
3. Trang phục cưới có giá bao nhiêu?
Đáng chú ý và nổi bật nhất đối với áo cưới của cô dâu. Áo cưới truyền thống của cô dâu, đối với người Việt, chiếc áo dài cho lễ cưới có thể từ 2,000,000 đồng đến 10,000,000 đồng. Một sự chên lệch lớn bởi khác nhau chất liệu, trang trí trên áo, thuê người thiết kế riêng hay đến những tiệm may áo dài trên phố.
Các tiệm may chuyên nghiệp ở sài gòn, hội an, đà nẵng, hà nội được giới thiệu ở đây, họ sẽ đưa ra giá cả hợp lý cho chiếc áo dài cưới, giúp bạn tiết kiệm khá nhiều chi phí.
Chiếc áo cưới – đầm cưới để dự tiệc cho cô dâu khá là đắt đỏ so với đời sống của người Việt. Một cái đầm cưới mới, thuê người thiết thiết kế có thể có giá từ 200 triệu đến hàng tỷ đồng. Giá này chỉ cho số ít người mua.
Áo cưới cô dâu hầu hết được thuê tại các cửa hàng cho thuê đồ cưới. Tùy thuộc vào độ mới, đẹp của chiếc váy, giá giao động mỗi cái từ 800,000 VND đến 5,000,000 đồng cho một lần thuê từ 2 đến 3 ngày.
Đồ vest cho chú rễ có giá giống như những kiểu vest đang hiện hành. Mức độ và giá cả tùy thuộc vào chất liệu vải và danh tiếng của cửa hàng. Giá trung bình của một bộ đồ vest giao động từ 2.500.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Những bộ vest may sẵn có giá khá rẽ nhưng không phải là lựa chọn ưa thích cho hầu hết người Việt. Bởi vì những bộ vest may sẵn thường không vừa vặn với thân hình của mỗi người. Và ý nghĩ, đám cưới chỉ có một lần duy nhất trong đời, nên chú rễ thường cũng đặt may cho mình bộ đồ ưng ý.
4. Có thể tìm thấy nhiều nhà thiết kế áo cưới ở Việt Nam?
Bởi vì giá cả khá cao nêu chọn nhà thiết kế riêng cho áo cưới, vest cưới, nên ở Việt Nam dường như không thể tìm thấy nhà thiết kế riêng, chuyên về thiết kế áo cưới.
Thông thường, người có điều kiện sẽ yêu cầu những người thiết kế có tiếng (như thiết kế áo quần chung chung) để thiết kế và may theo yêu cầu.
Những nhà thiết kế nổi tiếng về áo quần tập trung rất nhiều ở Hồ Chí Minh, và Hà Nội. Các thành phố khác hầu như không tìm thấy nhà thiết kế nào nỗi tiếng tồn tại được.
(Dịch từ VND)