Vào năm 1804, vua Gia Long ban sắc lệnh lấy tên Việt Nam làm quốc hiệu chính thức của đất nước ta. Vậy, Việt Nam có nghĩa là gì?
Trong bài, Accomer đề cập thêm những thông tin chi tiết để hiểu rõ về tên gọi này, bao gồm:
- Ý nghĩa của quốc hiệu Việt nam
- Lịch sử của tên gọi Việt Nam
- Các tên khác nhau của nước Việt Nam trong lịch sử
Nếu bạn chỉ muốn đơn giản hiểu nghĩa của quốc hiệu này, hãy đọc phần ý nghĩa. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn thì đi theo thứ tự bài viết từ trên xuống dưới để có cái nhìn toàn thể.
Ý nghĩa của tên nước Việt Nam
- Tên đầy đủ: Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
- Tên viết tắt: Việt Nam
- Trong tiếng Anh thường viết: Vietnam.
Có hai cách giải thích khác nhau về tên gọi này:
1. Tên Việt Nam có ý nghĩa là người Việt ở Phía Nam
Cách giải thích này được nhiều người chấp nhận và sử dụng khi nói về tên quốc hiệu nước ta. Theo đó, Việt chỉ toàn thể tập hợp 54 tộc người sống trên lãnh thổ. Trong đó, nhóm người Kinh chiếm đại đa số, nên nhóm này còn gọi là nhóm dân tộc Việt. Nam được hiểu là vùng đất phía Nam, nằm ở phía Nam.
Do vậy, khi ghép hai từ này lại, nhằm thể hiện ý nghĩa: Dân tộc Việt định cư và sinh sống ở vùng đất phía Nam.
2. Cách giải thích khác
Hiện nay, còn có một số tranh luận khác về ý nghĩa của quốc hiệu nước ta. Cụ thể:
Việt Nam có ý nghĩa là sự thống nhất được ghép bởi hai từ trong Việt Thường và An Nam.
- Việt Thường được chỉ là một dân tộc hoặc tộc người nằm ở phía Nam của Trung Quốc. Việt Thường không có nhiều sử liệu ghi chép, còn giải thích mơ hồ, không rõ ràng. Xem thêm Việt Thường
- Nam được lấy từ trong từ An Nam. An Nam chỉ một vùng đất an nhiên ở phía Nam của Trung Hoa. Dưới thời phong kiến, người Pháp gọi vùng đất Miền Trung Việt Nam là An Nam do triều đình Nhà Nguyễn cai trị. Xem thêm An Nam
Nhiều người cho rằng đây là cách lý giải máy móc, thiếu căn cứ thực tế. Vì vậy, họ không đồng tình với cách luận giải này.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi đưa ra dòng ý kiến trên để cùng nhau tham khảo. Tuy vậy, chúng tôi thiên về cách giải nghĩa của ý kiến đầu tiên.
Đặc biệt, người Việt không chấp nhận tên gọi An Nam. Bởi dưới góc nhìn văn hóa, lịch sử, cái tên này gợi ý nghĩa không hay và cần loại bỏ.[6]
Lịch sử tên gọi Việt Nam
Tên gọi “Việt Nam” chính thức được sử dụng từ năm 1804, dưới thời vua Gia Long (1802 – 1820) thuộc triều đại phong kiến Nhà Nguyễn (1802 – 1945).
Kể từ đó, quốc hiệu này được sử dụng ghi trong các văn bản chính thống và là tên gọi chuẩn trong các hoạt động giao thương, quan hệ quốc tế. Việc xuất hiện tên gọi này thể hiện sự tự chủ, độc lập của một quốc gia.
Tuy nhiên, trước đó, hai từ “Việt Nam” đã manh nha xuất hiện trong một số tư liệu lịch sử của đất nước:
- Vào thế kỷ thứ 14, từ Việt Nam đã được nhắc đến ngay trên tựa đề của quyển “Việt Nam thế chí” do Học sĩ viện Hàn lâm Hồ Tông Thốc biên soạn [1]. Đây là mình chứng cho sự khẳng định tên gọi này đã manh nha từ lâu.
- Vào thế kỷ thứ 15, trong quyển “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi cũng nhiều lần đề cập đến “Việt Nam” [1], càng khẳng đinh hơn nữa tên gọi ấy đã được biết đến.
- Vào thế kỷ 16- 17, hai từ “Việt Nam” cũng được tìm thấy trên các văn bia cổ của chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Dương, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Nội, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh [1]. Khẳng định hơn nữa việc dùng tên gọi này.
Mặc dù vậy, sau khi lên ngôi đầu thế kỷ 19, vua Minh Mạng (1820 – 1840) đổi tên nước thành “Đại Nam”, nên tên “Việt Nam” ít thấy sử dung trong các văn bản phổ biến dưới thời của ông. [2]
Từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, tên gọi “Việt Nam” lại xuất hiện nhiều hơn trong các văn bản và tên gọi các tổ chức hoạt động chính trị.
Đến ngày 02/09/1945, tên gọi này chính thức xuất hiện trong tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
Năm 1976 tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa VI quyết định đổi tên gọi nước nhà thành: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. [3]
Tên gọi tắt ”Việt Nam” vẫn luôn thông dụng được mọi người sử dụng trong đời sống hàng ngày cho đến ngày nay.
Các tên gọi khác nhau của Việt Nam trong lịch sử
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử phát triển của đất nước, quốc hiệu của nước ta có nhiều thay đổi. Sau đây là danh sách của các tên gọi cùng thời kỳ nó xuất hiện để đối chiếu [5].
+ Văn Lang – Hùng Vương (thế kỷ 7 – 2 Trước Công Nguyên) xem thêm
+ Âu Lạc – An Dương Vương ( từ 257 đến 208 TCN) xem thêm
+ Vạn Xuân – Lý Nam Đế (544 – 602)
+ Đại Cồ Việt – Đinh – Tiền Lê – Lý (968 – 1054)
+ Đại Việt – Lý – Trần (1054 – 1400)
+ Đại Ngu – Hồ Quý Ly (1400 – 1407)
+ Đại Việt – Hậu Lê đến Tây Sơn (1428 -1802)
+ Việt Nam – Nhà Nguyễn (1802 – 1945), trong đó, Đại Nam đời Minh Mạng (1820 – 1840)
+ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – từ năm 1945 đến 1976
+ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – từ 1976 đến nay. Gọi tắt là Việt Nam.
Kết bài
Được nhiều người giải thích và đồng tình, tên Việt Nam có nghĩa là Người Việt ở Phía Nam, để phân biệt với lãnh thổ và nhiều bộ tộc ở Phía Bắc. Cùng với cái tên thú vị của quốc gia nhỏ nhắn, xinh đẹp này là cảnh quan đa dạng và con người thân thiện – nhiệt tình đang chờ đón bạn khám phá.
Chú thích:
http://vtec.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=665
[1] https://baoquangnam.vn/chinh-tri/quoc-hieu-viet-nam-co-tu-khi-nao-53265.html
[2] https://mocban.vn/ban-khac-co-nhat-ve-su-kien-vua-minh-mang-doi-va-dat-ten-ha-noi-nam-1831/
[3] https://giaoduc.net.vn/ten-goi-viet-nam-co-tu-khi-nao-post189425.gd
[4] https://pbgdpl.tayninh.gov.vn/tai-lieu-tuyen-truyen/ngay-02-7-1976-nuoc-ta-doi-quoc-hieu-tu-viet-nam-dan-chu-cong-hoa-thanh-cong-hoa-xa-hoi-chu-nghia-viet-nam-343.html
[5] http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/News/1384
[6] https://plo.vn/doanh-nghiep-bi-cam-dat-ten-nhay-cam-post54409.html