Sự tồn tại của xã hội loài người không thể thiếu hình bóng phụ nữ. Tuy nhiên, vai trò của họ ở mỗi thời đại khác nhau là không giống nhau. Ở Việt Nam, trong thời hiện đại, tầm quan trọng của người phụ nữ có nhiều thay đổi đáng kể, cả ở gia đình và xã hội. Trong bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu về những nét đặc trưng của phụ nữ hiện đại ở Việt Nam. Mời các bạn xem!
1. Vai trò người phụ nữ có nhiều khác biệt lớn so với thời phong kiến
Phụ nữ Việt đã thoát ly khỏi của nhiệm vụ sinh con và nội trợ để bước ra xã hội đảm nhận những công việc mới, trong cả lĩnh vực kinh tế và chính trị.
Họ có thể là giám đốc công ty có tầm cỡ quốc gia hoặc quốc tế như bà Nguyễn Thị Phương Thảo tổng giám đốc Vietjet Air, Lê Thị Băng Tâm (sữa Vinamilk)…hay giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy chính trị như bà Nguyễn Thị Kim Ngân (Nguyên chủ tịch Quốc Hội), bà Nguyễn Thị Bình (Nguyên phó chủ tịch nước)…
Chính vì vậy, quan niệm “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phụ tử tòng tử” không còn tồn tại. Tức, ý niệm ” lúc nhỏ ở nhà phải tuân theo nguyên tắc của cha; lớn lên theo chồng phải nhất nhất theo chồng; chồng không may qua đời, phải sống dựa dẫm vào con trai và không được tái giá” không còn quấn lấy người phụ nữ.
Việc chủ động về mặt kinh tế và sự thay đổi vị trí trong xã hội đã góp phần làm cho tiếng nói của người mẹ – người vợ trong gia đình đạt mức cân bằng so với người đàn ông. Vai trò của họ, vì thế, ngày càng được khẳng định vững vàng trong mọi mặt cuộc sống.
2. Tính cách thay đổi đáng kể
Từ những thay đổi trong vài trò dẫn đến biến đổi khá lớn trong tính cách của phụ nữ Việt. Từ việc đề cao việc chịu thương chịu khó, hy sinh cho chồng cho con, hỏi trở nên tự tin, mạnh mẽ và độc lập hơn trong cuộc sống của mình.
Thể hiện rõ ràng nhất khi những quyết định của họ không còn lệ thuộc hoàn toàn vào người chồng.
Ngoài việc mong mọi điều tốt đẹp nhất cho chồng con, người phụ nữ Việt Nam đã biết dành cho bản thân những thứ hay ho. Với suy nghĩ “làm được hưởng được”, họ sẵn sàng chi những khoản lớn để thỏa mãn nhu cầu cá nhân như ăn uống, du lịch hay làm đẹp.
Tất nhiên, thay đổi đó bao gồm cả việc giám từ bỏ người chồng hiện tại để tìm kiếm mối nhân duyên tốt hơn, nếu người đàn ông bên cạnh không mang lại cho họ hạnh phúc.
3. Tên của phụ nữ Việt đã có thay đổi lớn
Dưới thời phong kiến, người con gái trong gia đình Việt Nam hầu hết không được đặt tên. Để phân biệt đứa con gái này với đứa con gái khác, bố mẹ sẽ chọn cho con một tên gọi tạm khá xấu xí gắn liền với chữ “thị”, như Thị Mẹt, Thị Tủn, Thị Tủm… Đến khi có chồng, những cái tên tạm được thay bằng tên của chồng, trở thành chị Tú, chị Hùng, chị Thắng…
Dù trong hoàn cảnh nào, cái tên của người phụ nữ đều gắn liền với chữ “thị”. Nó như mặc định cuộc đời người phụ nữ chỉ giới hạn quẫn quanh từ gian bếp đến khu chợ làng và việc sinh con.
Ngày nay, mọi đứa con gái sinh ra đều được đặt tên và họ hẳn hoi. Họ cũng được giải phóng khỏi chữ “thị” bị mặc định bấy lâu. Những cái tên hay được ra đời, tên gắn với loại hoa đẹp như Ngọc Lan, Tường Vi… hay tên hàm chứa những ý nghĩa đẹp của cuộc sống như Hồng Phúc, Ngọc Châu, Mỹ Ngọc…
Điều đặc biệt, người phụ nữ Việt Nam không phải đổi họ trong suốt cuộc đời dù có chồng hay không. Đó là minh chứng mạnh mẽ nhất cho sự tôn trọng mà xã hội Việt Nam dành cho người phụ nữ.
4. Có riêng một ngày để tôn vinh Phụ nữ ở Việt Nam
Ở Việt Nam, phụ nữ không chỉ có ngày 8-3 như mọi phụ nữ trên thế giới mà họ còn có một ngày dành riêng để tôn vinh vai trò, tiếng nói của mình, đó là ngày 20-10.
Nhiều du khách nước ngoài đến Việt Nam vào đúng ngày 20-10 hằng năm, họ cảm thấy bất ngờ khi nhìn thấy những bó hoa tươi được bày bán khắp mọi tuyến phố. Đấy là những bó hoa sẽ được cánh mày râu chọn mua để dành tặng cho người phụ nữ thương yêu và đáng quý trọng của mình.
Trong những ngày này, người đàn ông thường vào bếp để chuẩn bị những món ăn ngon nhất, mua những món quà hay bó hoa tươi thắm cho người phụ nữ của họ.
Đồng thời, hầu hết mọi phụ nữ sẽ được nhắc đến và nhận những lời chúc tốt đẹp nhất. Những hoạt động ý nghĩa được tổ chức mọi nơi để đề cao vai trò nữ giới trong đời sống hiện đại.
5. Được hưởng giáo dục như nam giới
Trước kia, trong xã hội phong kiến, phụ nữ thường không được đến trường. Nhưng ngày nay, giáo dục đã phổ cập đến mọi người, cả nam và nữ đều có quyền đi học như nhau.
Không còn phân biệt nam nữ trong cả cơ sở và chương trình giáo dục ở Việt Nam như thời phong kiến. Sự cạnh tranh trong học tập là công bằng cho mọi sự nỗ lực của bản thân và giới tính.
Quan niệm “con gái chỉ cần học ít” đã không còn tồn tại. Cơ hội đến trường bình đẳng tạo ra nhiều bước tiến cho chị em giúp họ có được việc làm tốt hơn, cuộc sống tự tin hơn, tiến bộ cũng sự phát triển của xã hội hiện đại.
6. Phân công lao động trong gia đình đã công bằng hơn với phụ nữ
Không còn mặc định việc bếp núc, chăm sóc gia đình và con cái là trách nhiệm của người phụ nữ. Phân công công việc gia đình dựa vào sự tiện lợi và sẻ chia với mọi thành viên, bao gồm cả nam giới hay nữ giới.
Điều này cũng góp phần giải phóng người phụ nữ khỏi các công việc không đầu không cuối trong gia đình. Giúp họ có điều kiện đóng góp nhiều hơn cho xã hội, và chăm sóc bản thân mình.
7. Chủ động hơn trong tình yêu
Thoát khỏi định kiến “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” (tức chuyện hôn nhân do cha mẹ quyết định hoàn toàn) vốn có từ thời phong kiến, phụ nữ Việt Nam ngày nay đã trở nên chủ động, sẵn sàng nói lên lời từ trái tim của mình với người mà họ cảm mến. Tự quyết định đối tượng yêu thương và tiến đến hôn nhân cho bản thân.
Việc gặp gỡ và hẹn hò với một cô gái có thể là một sự thú vị. Chỉ có bạn mới thật sự biết được ai là người chủ động trong mối quan hệ tình cảm.
Câu hỏi thường gặp về chủ đề phụ nữ:
Ngày nào là ngày phụ nữ Việt Nam?
Ngày 20 tháng 10 được chọn là ngày phụ nữ Việt Nam, nhằm tôn vinh vai trò quan trọng của họ trong cuộc sống. Những món quà, lời chúc tốt đẹp và thương yêu được gởi đến họ trong ngày kỷ niệm này.
Hội phụ nữ Việt Nam có trụ sở ở đâu?
Hội phụ nữ Việt Nam có trụ sở chính đặt tại 39 phố Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Đây là tổ chức chính thức cấp quốc gia đại diện cho phái nữ trên toàn quốc. Bên cạnh đó, mỗi tỉnh, thành phố đều có hiệp hội phụ nữ, trực thuộc tổng hội “Hội phụ nữ Việt Nam”.
(dịch từ VND)