Nhiều du khách khi đến Việt Nam rất ngỡ ngàng với kiến trúc lạ mắt của những ngôi nhà nhỏ – hẹp – dài -cao ở các thành phố lớn, như Sài Gòn hay Hà Nội.
Những ngôi nhà hẹp này còn được gọi là nhà ống, hoặc với tên mỹ miều hơn nhà hộp hiện đại.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trả lời cho thắc mắc về lý do có những ngôi nhà ống độc đáo này, cùng với một số yếu tố cơ bản về niềm tin và kiến trúc từ nó.
Yếu tố lịch sử hình thành nên nhà ống
Nhiều ý kiến cho rằng nhà ống hình thành từ chính sách thuế khóa của chế độ phong kiến. Khi nhà nước phong kiến tính phí dựa trên chiều rộng của mặt tiền ngôi nhà ở phố để thu thuế.
Một trong những cách giảm chi phí cho thuế, người ta chia những khoản đất ra những phần nhỏ mà dài để xây dựng.
Chúng ta có thể thấy hậu quả của việc này ở những ngôi nhà còn tồn tại ở phố cổ Hội An hay phố cổ Hà Nội mặc dù phố cổ Hà Nội nhiều ngôi nhà cổ được thay thế bằng ngôi nhà có cấu trúc hiện đại.
Tuy nhiên, những người thích tìm hiểu về phố cổ Hà Nội có thể tìm thấy cả những góc phố nhà cổ hẹp trong tranh của Bùi Xuân Phái – một trong những hoại sĩ nổi tiếng Việt nam – chuyên vẽ về phố cổ Hà Nội.
Về kiến trúc, những ngôi nhà cổ hẹp này thường có hai tầng, vật liệu chính thường dùng làm bằng gỗ, mái ngói lợp âm dương. Phố Cổ Hội An là nơi lưu giữ tương đối nguyên vẹn lối kiến trúc nhà cổ này.
Các ngôi nhà thường xây dựng liền kề nhau nhằm mục đích hỗ trỡ lẫn nhau trong việc chống chọi lại gió bão khắc nghiệt từ biển đông thổi vào. Từ đó, nên các khu phố có nhà ống hình thành, tồn tại và phát triển đến hiện nay.
Ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại đắt đỏ
Đến hiện nay, ngoài khu phố cổ Hà Nội và Hội An, chúng ta lại thấy những ngôi nhà ống 2 tầng hay 3 tầng mới xây dựng ở một số thành phố lớn, tiêu biểu ở Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Khi bạn đi dạo vòng quyanh thành phố, từ những con hẻm nhỏ đến những con đường tấp nập, sự hiện diện của nhà ống xuất hiện ở mọi nơi.
Chính vì ở các thành phố chính cuộc sống đắt đỏ, đặc biệt giá nhà đất ở Việt Nam thật sự cao (có khảo sát nghiên cứu cho rằng giá nhà đắt hơn 25 lần thu nhập của người dân). Đồng thời hầu như ai cũng muốn có một ngôi nhà quay mặt ra đường để thuận đi lại và kinh doanh buôn bán nên giá đất và nhà rất đắt đỏ, và giá tăng cao theo tỷ lệ độ rộng mặt tiền.
Thế nên, người ta thường chia những mảnh đất ra thành tường miếng nhỏ để có giá giảm hơn, phù hợp hơn với thu nhập và văn hóa của người Việt Nam.
Đấy chính là yếu tố thứ hai hình thành nên những ngôi nhà ống độc đáo, dường như chỉ tìm thấy ở Việt Nam.
Những ngôi nhà ống nay không chỉ hai tầng mà có khi lên đến 4 hoặc 5 tầng làm bằng vật liệu hiện đại, tạo cảm giác rất mỏng manh.
Nhiều ngôi nhà mặt tiền tầng một được tổ chức kinh doanh buôn bán hay cho thuê. Người trong gia đình sống ở phía sau và từ tầng hai trở lên. Nên đâu đâu trên các con đường ở các thành phố lớn đều thấy các cửa hàng ngay trước nhà.
Việc có hiện tượng nhà cao tầng có mặt tiền rất nhỏ, mỏng dài và cao, cũng đến từ một số nguyên nhân sau:
- Việc các thành viên trong gia đình tăng lên trong khi giá nhà gắn liền với đất rất đắt đỏ. Việc đòi hỏi có thêm không gian sống là tất yếu, nên các gia đình tiếp tục xây thêm các tầng trên, hoặc xây mới ngôi nhà cao hơn, nhiều tầng hơn để đáp ứng việc tăng lên của các thành viên trong gia đình. Thế nên, không xa lạ gì khi bạn đến du lịch Việt Nam, bạn có thể bắt gặp một gia đình có nhiều thế hệ cùng chia sẻ không gian sống trong những ngôi nhà mỏng manh.
- Một phần đến từ việc chuyển dịch của dân cư từ nông thôn lên thành phố cũng tạo ra áp lực nhà ở, làm tăng nhu cầu cần thuê hoặc mua nhà. Việc những khu nhà nhỏ dài phù hợp với nhu cầu thuê hoặc mua của đa số người có thu nhập trung bình và khá.
- Tiếp đến, có một số bộ phận từ thôn quê lên làm ăn và sinh sống tạm thời, nên họ không quan tâm lắm không gia lưu trú, bởi vì họ xem thành phố là nơi để kiếm tiền. Trong khi đó, ở thôn quê họ còn có những ngôi nhà rộng rãi, đẹp đẽ hơn. Thế nên, họ chọn những ngôi nhà ưu tiên về giá cả, thuận tiện đi lại.
Những yếu tố trên trong cuộc sống hiện tại cũng là tiền đề cho nhà có mặt tiền hẹp giá rẻ phát triển, và phù hợp với nhu cầu cần buôn bán.
Lời kết
Những ngôi nhà ống ở thành phố là một nét đặc trưng trong kiến trúc và lối sống của người Việt. Việc hình thành và phát triển những ngôi nhà ống là kết quả của lịch sử và mức sống đắt đỏ của cuộc sống ở khu vực thành thị.
Xét về khía cạnh phong thủy, quả thực những ngôi nhà này không thực sự ưu việt về phong thủy, bởi chúng quá hẹp tạo cảm giác gò bó cho gia chủ. Và, cũng có rất nhiều người không muốn sống trong những ngôi nhà hộp như thế, nhưng không còn cách lựu chọn nào khác.
Khi đời sống phát triển, tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ ở các khu đô thị Việt Nam tạo ra nhu cầu nhà ở lớn. Nhiều khu đất và nhà ở được tiếp tục tiến hành xây dựng theo phương thức nhà ống, trên dải đất hẹp, có khu vực sinh hoạt dài, chủ yếu là vì lý do kinh tế và kinh doanh.
Với những ngôi nhà có mặt tiền nhỏ dường như phù hợp với mức sống và thu nhập của da số bộ phận dân cư có thu nhập trung bình và khá ở các thành phố lớn tại Việt Nam.
(Nguồn dịch từ VND)