Việt Nam cuốn hút du khách không chỉ có bờ biển dài đẹp mà còn có nhiều đồi núi tạo ra cảnh sắc tuyệt vời. Đồi núi chiếm đến 3 phần 4 lãnh thổ. Đặc biệt có dãi Trường Sơn kéo dài từ Bắc vào Nam, nên gần như ở khắp mọi miền trên mảnh đất hình chữ S bạn có thể thỏa sức leo núi, cắm trại, trekking với thiên nhiên.
Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn top 10 ngọn núi nổi tiếng ở Việt Nam cho chuyến hành trình khám phá của bạn.
1. Đỉnh núi Fansipan
- Địa điểm: Sapa, Lào Cai
- Độ cao: 3,134 mét
- Cách thức tham quan: Leo núi – độ khó cao, đi cáp treo – dễ
Khi nhắc đến du lịch khám phá núi rừng ở Việt Nam, không thể không nhắc đến đỉnh núi nổi tiếng bậc nhất và cũng là ngọn núi cao nhất Việt Nam, được xem là nóc nhà Đông Dương.
Đỉnh núi Fansipan có độ cao 3.134m so với mực nước biển, có độ dốc cao. Thế nên chinh phục đỉnh núi này bằng con đường bộ là một hoạt động mạo hiểm, đòi hỏi sự sức khỏe tốt của người chinh phục.
Tuy nhiên, gần đây đã có dịch vụ cáp treo nên lên nóc nhà Đông Dương tương đối dễ dàng. Ở trên cáp treo lên đỉnh núi, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt mỹ của thung lũng Mường Hoa.
Với việc chinh phục đỉnh Fansipan dễ dàng hơn, nên bạn chỉ cần xách ba lô mà đi. Nếu bạn thích cảnh mây uống lượng, nhảy múa trên đỉnh núi thì đừng bỏ lỡ nơi này từ tháng 2 – tháng 4 hằng năm. Bạn sẽ được xuyên mây lên đỉnh Fansipan.
2. Núi Bà Đen
- Địa điểm: Tây Ninh
- Độ cao: 986 mét
- Cách thức tham quan: Leo núi – độ khó cao, đi cáp treo – dễ
Nếu như ở phía bắc Việt Nam có đỉnh núi Fansipan là nóc nhà Đông Dương thì ở phía Nam có núi Bà Đen với độ cao 986m được xem là núi cao nhất Đông Nam Bộ.
Núi Bà Đen nằm ở Tây Ninh, cách trung tâm thành phố 15 km về hướng Đông Bắc. Cùng với núi Heo và núi Phụng, núi Bà Đen tạo thành điện tích rộng lớn lên đến 24km2, với khung cảnh đầy cuốn hút, còn giữ nhiều vẻ đẹp hoang sơ.
Để tham quan, khám phá núi Bà Đen, bạn có thể lựa chọn: leo bộ và đi cáp treo. Leo bộ sẽ không được khuyến khích cho người không có sức khỏe tốt hay không có nhiều thời gian, bởi vì đường đi tương đối khó khăn và nguy hiểm. Đi cáp treo đơn giản và nhanh chóng, phù hợp với hầu hết du khách.
Trên đỉnh núi bạn sẽ có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp rộng lớn bao la của những thửa ruộng của Đồng Bằng Sông Cửu Long, tượng phật bà bằng đồng cao vút, con đường la hán…
Thời điểm khô ráo để khám phá núi Bà Đen là từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trời nắng đẹp. Tuy nhiên, nếu bạn thích lễ hội thì tháng 2 có lẽ sẽ cuốn hút bạn với nhiều lễ hội diễn ra tại núi Bà, như Hội Xuân Núi Bà, Hội Vía Bà.
3. Núi Bạch Mã
- Địa điểm: 60km từ thành phố Huế
- Độ cao: 1.450 mét
- Cách thức khám phá: Ô tô và đi bộ
Bạch Mã cách trung tâm thành phố Huế 60km về phía Tây Nam, nằm trong khu vườn quốc gia Bạch Mã được bảo vệ nghiêm. Với đỉnh Bạch Mã cao 1.450 mét, đây là địa điểm du lịch khám phá thiên nhiên thú vị cho du khách đến với thành phố thơ mộng này.
Bạch Mã có nhiều cây cổ thụ xanh tươi bốn mùa, có thác nước Đỗ Quyên xinh đẹp cao đến 400 m, và những con đường trekking xuyên rừng thú vị cho người yêu thích thiên nhiên. Đồng thời bạn có thể tìm hiểu lịch sử qua những vết tích biệt thự cổ còn sót lại nơi đây.
Bạn có thể lưu trú đêm trong các khách sạn nhỏ nằm gần đỉnh núi. Nhưng chú ý không có nhiều lựa chọn ăn uống và vui chơi ban đêm trên đỉnh núi, nhưng bù lại bạn sẽ được chìm vào thiên nhiên tĩnh mịch, không khí mát lành.
Để khám phá Bạch Mã, bạn phải nhờ đến vận chuyển của xe ở cổng vườn hay bạn phải thuê xe ô tô từ thành phố Huế. Xe máy không được phép lên núi. Ở khu vực gần đỉnh núi, bạn có thể thực hiện chuyến đi bộ xuyên rừng, khám phá thác nước, lên đỉnh ngắm hoàng hôn hoặc bình minh.
Nếu bạn là người lần đầu khám phá Bạch Mã, chúng tôi khuyến khích bạn nên đi cùng một hướng dẫn viên, hoặc nhân viên của vườn quốc gia này để đảm bảo an toàn.
4. Núi Bà Nà
- Địa điểm: 30 km từ tp. Đà Nẵng
- Độ cao: 1.487 mét
- Phương thức tham quan: Cáp treo
Núi Bà Nà nằm trong những ngọn núi đẹp và linh thiêng của Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố 30 km về hướng Tây Bắc. Nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm nên từng được chọn là nơi nghỉ ngơi của sĩ quan và giới nhà giàu dưới thời Pháp thuộc.
Ngày nay, Bà Nà được phát triển thành một khu du lịch hiện đại với đầy đủ công năng, bao gồm nhà hàng, khách sạn, khu giải trí hiện đại.
Mặc dù có con đường để xe ô tô lưu thông lên núi, nhưng đấy là cách rất mạo hiểm nên khám phá Bà Nà hầu hết du khách đều chọn đi cáp treo từ chân núi lên đến đỉnh.
Khám phá núi Bà Nà bạn sẽ không thể bỏ qua cây Cầu Vàng nổi tiếng nằm trong những cây cầu đẹp nhất Việt Nam, vườn hoa, các trò chơi thú vị, và ngắm hoàng hôn trên đỉnh Bà Nà linh thiêng.
Nếu có thể hãy ở lại một đêm trên Bà Nà, bạn sẽ cảm nhận được không gian tĩnh lặng, không khí mát mẽ. Và đừng quên bổi sáng sớm bước trên cây cầu Vàng để chào đón bình minh. Bạn sẽ có những khoảnh khoắc thật tuyệt vời.
5. Núi Ngũ Hành Sơn
- Địa điểm: Quận Ngũ Hành Sơn, Tp. Đà Nẵng
- Độ cao: 106 mét
- Phương thức tham quan: Leo bộ hoặc thang máy
Nằm trên con đường vận chuyển từ Đà Nẵng đến Hội An, núi Ngũ Hành Sơn là địa điểm du lịch nổi tiếng nơi đây. Năm ngọn núi nằm rãi rác tạo nên phong cảnh ấn tượng giữa thành phố.
Với năm ngọn núi lớn nhỏ, nổi bậc nhất là ngọn núi Thủy Sơn, nơi hầu hết du khách chọn dừng chân trong chuyến hành trình từ Huế vào Hội An, hay ngược lại.
Bạn phải leo qua hơn 100 bậc tâng cấp cao để khám phá nhiều hang động và đền thờ ở ngọn núi Thủy Sơn. Nếu bạn không muốn leo nhiều, bên cổng lên gần biển sẽ có dịch vụ thang máy đưa bạn lên đến nữa chừng ngọn núi; bạn có thể khám phá hang động, cảnh đẹp xung quanh và chùa tháp ở khu vực này.
Khám phá núi Ngũ Hành Sơn tương đối dễ dàng so với những ngọn núi khác ở Việt Nam. Bạn có thể tự đi một mình theo bạn chỉ dẫn rất chi tiết trên từng lối đi.
Có một điều bạn cần chú ý là bậc tâng cấp khá cao, dễ trơn trợt, do vậy bạn hết sức cẩn thận khi đi lên và đi xuống.
6. Núi Sơn Trà
- Địa điểm: Quận Sơn Trà, Đà Nẵng
- Độ cao: 670 mét
- Cách thức khám phá: Xe máy và đi bộ
Ngọn núi cùng tên với Bán Đảo Sơn được xem như là bức bình phong tuyệt mỹ của thành phố Đà Nẵng. Núi Sơn Trà rất đổi thân quen và gần gũi với hầu hết mọi người dân ở thành phố biển này.
Núi Sơn Trà có nhiều khu vực để khám phá, như khu vực chùa Linh Ứng – nơi cuốn hút đông du khách đến tham quan, và khu vực đỉnh bàn cờ – nơi ít du khách tham quan, nhưng khá thú vị cho chuyến hành trình ngắm cảnh từ trên cao.
Nếu chỉ khám phá chùa Linh Ứng, bạn có thể đi xe máy hay ô tô lên đây một cách dễ dàng. Nhưng nếu muốn lên đỉnh bàn cờ, bạn phải là một tay chạy xe máy cừ khôi và thêm cuốc bộ để đến đỉnh núi với khung cảnh tuyệt đẹp, đặc biệt vào sáng sớm lúc đón những tia nắng đầu tiên.
Không chỉ khám phá cảnh vật xung quanh, bạn có thể trekking khám phá hệ sinh thái động thực vật vô cùng phong phú trên bán đảo này. Nhớ hãy đi theo một hướng dẫn viên kinh nghiệm để chỉ dẫn cho bạn những điều thú vị.
Và ở bán đảo này, nằm bên sườn núi là một khu nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất thế giới: Intercontinental Resort. Khu nghỉ dưỡng được thiết kế sang trọng, hòa mình vào thiên nhiên, một bên là núi và một bên là biển.
7. Núi Bài Thơ (Hạ Long)
- Địa điểm: Vịnh Hạ Long
- Độ cao: 168 mét
- Phương thức tham quan: Leo bộ
Núi Bài Thơ là một núi nhỏ, nằm ở vị trí khá tốt so với vịnh Hạ Long, tạo thành một địa điểm ngắm cảnh tuyệt vời cho bạn thả tầm mắt bao quát vịnh.
Để khám phá núi Bài Thơ, bạn phải men theo con đường nhỏ với nhiều bậc tâng cấp, có nơi vách dựng cheo leo để được lên đỉnh núi.
Hiện tại núi Bài Thơ vẫn chưa được đưa vào khai thác du lịch một cách chính thức. Nhưng với vẻ đẹp tuyệt mỹ của khung cảnh xung quanh từ trên đỉnh núi, nơi đây cuốn hút rất nhiều người mong ước được leo lên ngọn núi này để thỏa mãn tầm mắt.
Lối lên núi Bài Thơ khá nhỏ, nép mình sau dãy phố, nên bạn phải chú ý, có thể hỏi người dân chung quanh để chỉ đường lên núi được thuận tiện.
Giống như những nơi khác, hãy cẩn thận tránh trơn trợt khi leo núi. Đứng ngắm cảnh ở nơi an toàn, đừng mạo hiểm leo trèo ở những địa điểm hiểm yếu.
8. Núi Cấm
- Địa điểm: An Giang, Việt Nam
- Độ cao: 706 mét
- Phương thưc tham quan: Xe ô tô, xe máy, cáp treo
Núi Cấm trở thành địa điểm tham quan và cầu nguyện linh thiêng không chỉ cho người địa phương mà còn đối với du khách thập phương. Thế nhưng, trước kia nơi đây đã từng cấm người lên núi vì rừng thiêng nước độc, cây cối um tùm, nên người dân gọi là Núi Cấm.
Núi Cấm nằm ở xã An Hao, huyện tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam; cách trung tâm thành phố Long Xuyên (An Giang) 90 km. Hiện nay, núi cấm được xây dựng thành một khu du lịch rất đẹp đẽ, có tên là Khu Du Lịch Lâm Viên.
Khám phá núi Cấm khá dễ dàng với nhiều lựa chọn di chuyển bằng cáp treo, ô tô, xe máy. Tuy nhiên, con đường lên núi hơi ngoằn ngèo nên di chuyên bằng xe hết sức thận trọng. Núi không thú vị cho trekking từ chân núi; bạn có thể đi bộ tham quan chung quanh khi đã lên đỉnh mà thôi.
Nổi tiếng là nơi linh thiêng, nên bạn không thể bỏ qua các ngôi chùa ở Núi Cấm, như chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn hay điện 13 tầng, và một số điểm tham quan nổi bậc như Hồ Thiên Tuế, động Thủy Liêm, vồ Bồ Hong, suối Thanh Lang, hang ông hổ…
9. Núi Mẫu Sơn
- Địa điểm: Tỉnh Lạng Sơn
- Độ cao: 1.541 mét
- Hình thức tham quan: Xe ô tô
Mẫu Sơn nằm về hướng đông bắc tỉnh Lạng Sơn, cách thành phố Lạng Sơn tầm 30 km về phía đông. Đây là dãy núi chạy theo hương Đông – Tây, toàn bộ núi có độ cao trung bình từ 800 – 1000 mét so với mực nước biển.
Trên đỉnh Mẫu Sơn đang được chính quyền cho xây dựng những khu nhà nghỉ để phát triển du lịch nghỉ dưỡng bởi thời tiết khá mát mẻ ở khu vực này.
Tuy nhiên, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau có vẻ hơi se lạnh, nhiệt độ tầm 7 – 15 độ C, có thời điểm xuống dưới 0 độ, nên có thể có tuyết rơi ở đỉnh Mẫu Sơn. Từ tháng 4 – tháng 10 nhiệt độ ấm hơn nhưng thường hay xuất hiện mưa, cần chú ý xem dự báo thời tiết trước khi lên kế hoạch tham quan khu vực này.
Mẫu Sơn hiện là điểm ưa thích của nhiều bạn trẻ thích “săn mây”. Những án mây lững lờ trôi vào sáng sớm khi mặt trời hừng đông có lẽ là lúc đẹp nhất, quyến rũ nhất ở nơi này.
Tuy nhiên, dịch vụ lưu trú cũng như ăn uống ở Mẫu Sơn còn hạn chế, nếu bạn tính ở lại lâu hơn trên đỉnh Mẫu Sơn, nên mang kèm theo một ít đồ ăn nhanh và nước uống.
10. Tam Đảo
- Địa điểm: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Độ cao: 900 mét
- Hình thức tham quan: Xe ô tô, xe máy
Tam Đảo thuộc tình Vĩnh Phúc, cách Hà Nội 80 km nên được rất nhiều người từ thủ đô chọn là nơi nghỉ ngơi thư giản ngắn ngày.
Gọi là Tam Đạo bời vùng núi này được hình thành từ ba ngọn núi Thạch Bàn, Thiên Thị và Phù Nghĩa. Vào những ngày trời trong, nắng ráo, bạn có thể thấy Tam Đảo nhấp nhô từ địa điểm cao ở Hà Nội.
Chính vì nơi này thu hút nhiều khách du lịch đến từ Hà Nội, nên nơi này phát triển đa dạng loại hình dịch vụ. Bạn có thể tìm thấy nhiều lựa chọn cho việc lưu trú từ nhà nghỉ bình dân ở gần núi đến những khu nghỉ dưỡng cao cấp được xây dựng trên núi Tam Đảo.
Thông thường vào những ngày cuối tuần, Tam Đảo rất đông khách nên bạn chú ý đến điểm này để lên kế khoạch cho chuyến đi nhé.
Và đừng bỏ lỡ những điểm tham quan khi khám phá Tam Đảo, bao gồm Tháp Truyền Hình Tam Đảo, Nhà Thờ Đá Cổ, Cổng Trời, Cầu Mây, Vườn quốc gia Tam Đảo…
Với những thông tin về những ngọn núi nổi tiếng ở Việt Nam trên có thể giúp bạn lên kế hoạch cho việc khám phá thiên nhiên tươi đẹp.
Nếu bạn không có nhiều thời gian khám phá tất cả các ngọn núi đã nêu ở trên, Accomer khuyến khích bạn chọn đỉnh Fansipan nếu chương trình tham quan của bạn có Sapa, Núi Bạch Mã và Bà Nà nếu bạn có đến Huế và Đà Nẵng, và đỉnh núi Bà Đen nếu bạn có thời gian đến Tây Ninh.
Hãy đút túi những thông tin này cho chuyến hành trình của bạn! Hoặc chia sẽ chúng với bạn bè của bạn nào! Cảm ơn!
Câu hỏi thường gặp về núi ở Việt Nam
Ngọn núi nào cao nhất ở Việt Nam?
Đỉnh núi Fansipan là đỉnh núi cao nhất ở Việt Nam với độ cao là 3,134 mét thuộc tỉnh Lào Cai. Chinh phục Fansipan bằng cách leo bộ đòi hỏi sức khỏe và sự dẻo dai tốt. Kế đến là ngọn núi Pu Ta Leng với độ cao 3,096 mét thuộc tỉnh Lai Châu. Cả hai ngọn ngúi đều nằm ở Tây Bắc Việt Nam.
Núi ở Việt Nam chiếm bao nhiêu lãnh thổ?
Do cấu tạo địa hình đặc biệt nên có rất nhiều đảo ở Việt Nam và đồi núi được tạo thành từ ngàn xưa. Nếu xét đất liền, đồi núi chiếm đến ¾ lãnh thổ. Đây là cơ hội tuyệt vời cho phát triển du lịch các tour trekking, leo núi, khám phá thiên nhiên.
Điều gì cần chú ý nhất khi leo núi ở Việt Nam?
Với hoạt động leo núi, ngoài việc đòi hỏi sức khỏe tốt, bạn cần phải học hỏi cách thức sống sót ở trong rừng bởi hầu hết núi ở Việt Nam đều có rừng rậm bao phủ.
Tuy nhiên, bạn cần phải đặc biệt quan tâm chú ý đến vấn đề thời tiết nếu thực hiện các chuyến leo núi đường dài bởi nhiều khi mưa gió rất thất thường ở các vùng đồi núi ở Việt Nam.