Cuộc sống ở Việt Nam đang dần trở nên hối hả và bận rộn hơn khi cả nước đang chuyển đổi từ nền nông nghiệp sang nhịp sống công nghiệp.
Nếu so sánh cuộc sống ở nông thôn với thành thị, hai nơi này vẫn có nhiều khác biệt, bao gồm cả suy nghĩ, lối sống và tiêu chuẩn sống.
Trong bài viết này, tôi sẽ đề cập chủ yếu đến cuộc sống của hai khu vực nổi bật ở Việt Nam mong góp phần cho các bạn tìm hiểu về văn hóa Việt.
Cuộc sống ở nông thôn
Ở Việt Nam, đa phần dân số vẫn sống ở nông thôn, ước tính đến nay còn khoảng 80% dân số ở vùng nông thôn trãi rộng khắp cả nước.
Vì vùng nông thôn rộng lớn nên mật độ phân bổ dân số cũng còn thưa thớt, nên cuộc sống ở đây trậm lắng, nhẹ nhàng. Bạn chẳng bao giờ bạn thấy nạn kẹt xe ở những đường làng.
Con người ở nông thôn coi trong đời sống tình cảm, quan hệ làng xóm, họ hàng quan hệ chặt chẽ. Họ còn đề cào những yếu tốt văn hóa mang tính truyền thống của Việt Nam, như lễ hội làng, thờ cúng thần làng,…
Kể cả người trẻ hay già trong gia đình Việt ở nông thôn đều phải thức dậy sớm, từ 5h đến 5h 30 sáng. Đây là một thói quen ảnh hưởng từ nhận thức của con người địa phương. Nếu dậy trể thì sợ người khác, hàng xóm xem mình là người lười biếng. Đặt tính này xuất phát từ văn hóa nông nghiệp, phải thức dậy cùng với tiếng gà gáy để ra đồng.
Cũng vì để thức dậy sớm, người ở nông thôn thường đi ngủ rất sớm. Từ lúc 9:00 tối, bạn sẽ thấy cảnh làng quê hoàn toàn im ắng, đường làng vắng bóng người qua lại. Khung cảnh làng quê trở nên tỉnh mịch, tất cả như chìm sâu vào giấc ngủ bình yên.
Bạn không phải ngạc nhiên khi bữa tối ở người nông phải được hoàn thành ngay trước lúc mặt trời lặng. Thói quen này có từ khi người nông thôn dùng đèn dầu để thắp sáng, và nó duy trì cho đến ngày nay.
Như câu nói: “Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường” nói lên sức mạnh của lời đồn. Và bạn sẽ thấy điều này rất rõ ở nông thôn Việt Nam. Vì người nông thôn có nhiều thời gian nhàn rỗi, nhưng ít phương tiện giải trí. Do đó, để thoải mãn nhu cầu thông tin, chia sẽ cảm nhận của bản thân, họ thường trao đổi, bàn luận mọi thông tin mà họ vô tình nghe được ở đâu đó. Bất kể đã được kiểm chứng hay không kiểm chứng, thông tin này lập tức trở thành lời đồn khắp xóm làng.
Đặt biệt, người nông thôn xem trọng ý kiến người cao tuồi, coi trọng kinh nghiệm. Đây cũng là đặt tính bị ảnh bởi văn hóa nông nghiệp của người nông thôn. Vì khi làm nông nghiệp, họ thường dựa vào kinh nghiệm.
Đối với trẻ con, ở nông thôn, việc học của chúng không quá nặng nề. Ngoài một buổi học chính ở trường, hầu hết trẻ em được vui chơi hoặc theo bố mẹ ra đồng. Áo quần của trẻ em ở đây cũng tương đối đơn giản, nhưng đổi lại chúng có một không gian và thời gian rộng rãi để vui đùa, tự do vui chơi và sáng tạo những trò chơi rất đổi đáng yêu.
>> Mời xem: Tranh dân gian Đông Hồ xuất phát ở làng quê truyền thống ở Bắc Ninh.
Cuộc sống ở thành thị
Do ảnh hưởng của đời sống công nghiệp, nên cuộc sống của người dân thành thị nhanh hơn, hổi hả hơn. Tuy nhiên, cũng có sự khác biệt giữa thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội và thành phố nhỏ như Huế hay Hội An.
Tuy vậy, nói đến mối quan hệ và gắn kết cộng đồng, sự kết nối của con người ở thành phố có tính chất nhỏ hơn, đôi khi gói gọn trong một đoạn đường ngắn, hay chỉ vài ngôi nhà ngần nhau.
Cuộc sống thường ngày cũng khá khác so với nông thôn. Người trẻ ở thành phố có xu hướng ngủ muộn và thức dậy cũng muộn. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể thấy nhiều người lớn tuổi thức dậy sớm, tập thể dục trên các con phố hay công viên vào sáng sớm. Nhưng điều này không tạo ra dư luận, người thức dậy muộn là lười biến như ý nghĩ ở vùng nông thôn.
Sức ảnh hưởng đến việc quyết định công việc và kinh doanh ở thành phố không quá bị chi phối bởi người lớn tuổi, mà người có thu nhập cao nhất thường có tiếng nói mạnh nhất đối với các vấn đề này. Đây có thể được xem là sự chuyển biến nhận thức, coi trọng kinh tế và thực dụng trong đời sống người thành phố.
Với trẻ em ở thành phố, chúng được xem như “kho báu” của bố mẹ. Do vậy, sự tự do của chúng so với trẻ em ở nông thôn bị hạn chế hơn rất nhiều, cả không gian và thời gian. Bố mẹ kiểm soát con cái khá chặt chẽ trên mọi phương diện. Rất nhiều trẻ phải học từ sáng đến chiều tại trường, học cật lực. Sau khi tan trường vào buổi chiều, nhiều trẻ phải ăn vội ổ bánh mì để kịp giờ học thêm buổi tối.
>> Xem thêm nét độc đáo nhà ống ở Việt Nam ở các đô thị.
Và, dù ở nông thôn hay ở thành phố, bạn đôi khi sẽ chợt nhận ra tiếng loa phường là đặc sản của Việt Nam. Thi thoảng nó làm bạn giật mình vào lúc sáng sớm: Ôi trời đã sáng!
Cuộc sống ở Việt Nam là vậy đó. Dù là cuộc sống ở mỗi nơi đều có những bất lợi và thuận lợi riêng, nhưng tất cả đều là thiên đường của mỗi người dân Việt.
Tôi hy vọng với những thông tin qua cách nhìn của một người thuần Việt đã trãi nghiệm cả nông thôn và thành phố sẽ cho bạn cái nhìn bao quát về cuộc sống thường ngày của con người ở hai khu vực đặc trưng ở Việt Nam. Và nếu không có nhiều thời gian, bạn hãy đến khám phá văn hóa chợ ở các địa phương bạn đến, bạn sẽ tìm thấy phần nào sự thú vị của nơi đấy.
(Nguồn dịch từ VND)