Việt Nam có mạng lưới sông ngòi và biển đảo dày đặc từ Bắc vào Nam. Nên hầu như nơi nào bạn cũng có thể bắt gặp những cây cầu nối liền hai bờ sông để đất nước thành một dãi, hay nối liền đất liền với biển đảo để lãnh thổ được rộng lớn hơn.
Trong bài viết này, Accomer Việt Nam xin giới thiệu với các bạn ba nhóm cầu mà bạn có thể quan tâm:
- Những cây cầu dài nhất Việt Nam
- Những cây cầu đẹp nhất Việt Nam
- Những cây cầu cổ nhất Việt Nam
Mời các bạn xem!
1. Top 5 cây cầu dài nhất Việt Nam
1.1. Cầu Đình Vũ – Cát Hải
Độ dài: 5.400 m, Bắt qua: Biển, Vị trí: Hải Phòng
Cây cầu được xem là dài nhất của Việt Nam nắm kỹ lục thuộc về cầu Đình Vũ – CátHải, còn gọi là Tân Vũ – Lạch Huyện, thuộc thành phố Hải Phòng.
Cầu được khởi công xây dựng vào năm 2014 và khánh thành vào năm 2017, với tổng kinh phí đầu tư 11.849 tỷ Việt Nam đồng. Đây là công trình kết hợp giữa Nhật Bản và Việt Nam.
Sau khi được khánh thành, cầu Cát Hải có tác dụng thúc đẩy giao thông vùng ven thành phố Hải Phòng, tạo điều kiện phát triển du lịch cho địa điểm du lịch nổi tiểng Đảo Cát Bà.
1.2. Cầu Vĩnh Thịnh
Độ dài: 4.480m, Bắt qua: Sông Hồng, Vị trí: Hà Nội
Cầu Vĩnh Thịnh là cây cầu vượt sông dài nhất Việt Nam, khánh thành vào năm 2014, kết nối thị xã Sơn Tây (thành phố Hà Nội) với huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc).
Công trình cầu Vĩnh Thịnh là kết quả của sự hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc, với tổng kinh phí đầu từ 137 triệu đô la, trong đó vốn ODA của Hàn Quốc là 100 triệu, 37 triệu đô là vốn đối ứng của Việt Nam.
Với chiều rộng 16,5m, cầu Vĩnh Thịnh có 4 làn xe, được thiết kế với tốc độ tối đa 80km/h. Cây cầu này có ý nghĩa quan trong trong việc kết nối giao thông liền machc giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Tây Bắc như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang.
1.3. Cầu Nhật Tân
Chiều dài: 3.900 m, Bắt qua: Sông Hồng, Vị trí: Hà Nội
Cầu Nhật Tân với dài 3.900m bắt qua Sông Hồng nối liền Quận Tây Hồ (Hà Nội) và xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh, Hà Nội). Cây cầu được thiết kế theo kiểu dây văng hiện đại với 6 nhịp dây văng.
Cầu Nhật Tân được khởi công xây dựng năm 2009 và khánh thành vào năm 2015, với tổng mức đầu tư trên 13.620 tỷ đồng. Nguồn vốn được huy động từ nguồn ODA Nhật Bản và vốn đối ứng của Việt Nam.
Với 5 trụ pháp chính của cầu đại diện cho 5 cửa ô ở Hà Nội, cầu Nhật Tân giúp cho việc lưu thông từ trung tâm Hà Nội đến sân bay quốc tế Nội bài thuận lợi hơn. Đồng thời tạo ra sự kết nối của trung tâm thành phố với các vùng công nghiệp phía bắc.
1.4. Cầu Vĩnh Tuy
Chiều dài: 3.778m, Bắt qua: Sông Hồng, Vị trí: Hà Nội
Cầu Vĩnh Tuy có chiều dài 3.778m bắt qua Sông Hồng, nối quận Hai Bà Trưng và Long Biên (Hà Nội). Cầu có chiều rộng hơn 19m, tốc độ thiết kế tối đa là 60 km/h.
Cầu Vĩnh Tuy được bắt đầu xây dựng 2005 và thông xe vào 2009, với vốn đầu tư của Việt Nam ơn 3.550 tỷ đồng.
Với nổ lực kết nối giao thông giữa thủ đô Hà Nội với các vùng lân cận một cách dễ dàng, cầu Vĩnh Tuy ra đời đáp ứng nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng cao, giúp thu hẹp khoảng cách giữa hai bờ Sông Hồng.
1.5. Cầu Thăng Long
Chiều dài: 3.115m, Bắt qua: Sông Hồng, Vị trí: Hà Nội
Cầu Thăng Long bắt qua Sông Hồng có độ dài 3.115m, thuộc đoạn quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Cây cầu được xây dựng từ năm 1974 và khánh thành vào 1985. Đây là cây cầu bắt qua sông Hồng có thời gian xây dựng lâu nhất.
Cầu Thăng Long thể hiện tình hữu nghị Việt Nam và Liên Xô, vì được sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật và công nghệ từ phía bạn.
Điểm đặt biệt của cầu Thăng Long là có kết cấu 2 tầng: tầng dưới có tuyến đường sắt và hai bên dành cho xe thô sơ, tầng trên là đường ô tô rộng 15m.
Tạm kết, trong 5 cây cầu dài nhất ở Việt Nam được đề cập phía trên có đến 4 cây cầu nằm ở Hà Nội bắt qua sông Hồng. Có thể thấy rằng, sông Hồng là một trong những con sông lớn nhất Việt Nam. Chính nhờ những cây cầu này đã góp phần giảm khoảng cách đôi bờ, thúc đẩy kinh tế và du lịch.
>> Mời xem: Những biểu tượng nổi bật của Việt Nam.
2. Những cây cầu đẹp nhất Việt Nam
Trong phần những chiếc cầu đẹp nhất ở Việt Nam, chúng tôi chọn ra 5 chiếc cầu tiêu biểu theo cách nhìn riêng. Chúng tôi bố trí theo bố cục:
- Ở đâu
- Năm xây dựng
- Vì sao nó đẹp hay có gì là nổi bật?
Mời các bạn xem nhé!
2.1. Cầu Tràng Tiền (Huế)
Cầu Tràng Tiền bắt qua sông Hương giữa thành phố Huế xinh đẹp, nối con đường Hùng Vương ở bờ nam với đường Trần Hưng Đạo bên bờ bắc.
Cầu được xây dựng vào năm 1897 và hoàn thành vào năm 1899. Đây được xem là cây cầu đầu tiên bắt qua sông Hương. Trước kia còn có tên là Trường Tiền. Tuy nhiên, hai cái tên Trường Tiền và Tràng Tiền vẫn được người dân địa phương gọi cho cây cầu đến ngày ngay.
Nếu xét về bản thân chính nó, cầu Tràng Tiền không phải đẹp; tuy nhiên, nó đẹp vì lịch sử, vì nó ở xuất hiện đúng nơi nó cần có, gắng với dòng sông Hương êm đềm. Mỗi khi đêm xuống, ánh đèn màu rực rỡ cùng chiếc cầu soi bóng trên dòng sông lấp lánh giúp cho không gian và cả chiếc cầu trở nên lãng mạn, lung linh.
2.2. Cầu Rồng (Đà Nẵng)
Cầu Rồng bắt qua sông Hàn ở giữa thành phố Đà Nẵng, nối đường Nguyễn Văn Linh ở phía tây và đường Võ Văn Kiệt ở phía đông. Chiếc cầu giúp lưu thông từ sân bay quốc tế Đà Nẵng đến các khách sạn dọc các bãi biển đẹp ở Đà Nẵng được thuận tiện hơn.
Cầu Rồng được khởi công xây dựng vào năm 2009, hoàn thành vào năm 2013. Đây là một cây cầu thứ 6 bắt qua Sông Hàn của thành phố biển này.
Đúng như tên gọi của nó, cây cầu được thiết kế với hình dáng một con rồng uống lượn giữa cầu. Đuôi phía tây, đầu rồng hướng ra biển với mong ước vươn xa, phát triển mạnh mẽ của thành phố Đà Nẵng. Hằng đêm vào những ngày cuối tuần, du khách có thể chiêm ngưỡng rồng phun lửa và nước. Cầu rồng được đánh giá có thiết kế đẹp, độc đáo.
2.3. Cầu Vàng (Đà Nẵng)
Cầu Vàng là một trong ít cây cầu không bắt qua dòng sông hay cửa biển nào, nó được đặt trên đỉnh núi Bà Nà, một trong những ngọn núi nổi tiếng ở Việt Nam, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 30 km về hướng tây bắc.
Cầu Vàng, còn có tên gọi khác là Cầu Bàn Tay, được xây dựng vào năm 2017 và đưa vào sử dụng năm 2018. Cây cầu nằm ở độ cao 1.400 mét so với mực nước biển.
Từ khi đưa vào sử dụng đến nay, nhiều du khách thích thú với thiết kế của chiếc cầu có đường cong tuyệt đẹp, nâng đỡ bởi hai bàn tay không lồ. Khi bước trên cầu, bạn sẽ cảm thấy mình đang đi giữa không gian, cùng hòa quyện giữa mây trời và bạt ngàn màu xanh của núi rừng. Những bức ảnh đẹp gắn với cây Cầu Vàng Đà Nẵng đã vượt qua biên giới Việt Nam đến với bạn bè năm châu.
2.4. Cầu Long Biên (Hà Nội)
Cầu Long Biên là một trong những cây cầu có giá trị lịch sử, nối hai quận Hoàn Kiếm và quận Long Biên thuộc thành phố Hà Nội.
Cầu Long Biên được người Pháp xây dựng vào năm 1898 – 1902 với tên gọi ban đầu của nó là Doumer.
Giống như chiếc cầu Tràng Tiền ở Huế, cầu Long Biên không đẹp nếu so sánh với những chiếc cầu mới, hiện đại ngày nay. Nhưng cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử, là chiếc cầu đầu tiên bắc qua sông Hồng. Chiếc cầu trong con mắt của nhiều người thích vẻ cổ điển nó là nơi tuyệt vời để cho họ có những bức ảnh đẹp. Thế nên, nếu có dịp bạn hãy ghé qua cầu Long Biên để khám phá vẻ đẹp từ nét cổ kính của nó nhé.
2.5. Cầu Bãi Cháy (Hạ Long)
Cầu Bãi Cháy bắt qua sông Cửu Lục, được hình thành từ một eo biển của Vịnh Hạ Long. Cầu nằm trên tuyến đường QL18 nối liền hai bờ của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.
Cầu Bãi Cháy được xây dựng vào 2003 và đừa vào sử dụng năm 2006. Mặt cầu rộng 25,5 mét, có 4 làn xe và hai làn đi bộ hai bên thành cầu giúp người đi bộ có thể ngắm thành phố và vẻ đẹp của vịnh Hạ Long.
Cây cầu đặc biệt nổi bật vào ban đêm vì ánh đèn màu lấp lánh, nhìn từ xa xa trụ cầu cùng dây văng như những cánh buồm của các du thuyền trên vịnh Hạ Long. Cầu Bãi Cháy giúp tô điểm cho thành phố Hạ Long về đêm thêm lunh linh sắc màu và thơ mộng hơn.
3. Những cây cầu cổ nhất Việt Nam
3.1. Chùa Cầu (Hội An)
Chùa cầu hay còn gọi là cầu Nhật Bản nằm ở trung tâm phố cổ Hội An, nối tuyến đường Trần Phú ở phía đông và đường Nguyễn Thị Minh Khai ở phía Tây.
Cầu được xây dựng từ thế kỷ thứ 16, với kết cấu bằng gỗ trên có lợp mái ngói. Kề bên cầu có một ngôi chùa thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ, nên người địa phương gọi là Chùa Cầu. Hai cái tên Chùa Cầu và Cầu Nhật Bản được sử dụng song hành đến tận bây giờ.
Nét đẹp dịu dàng cùng ý nghĩa lịch sử của chiếc cầu trở thành một trong những địa điểm tham quan không thể bỏ qua ở Hội An. Nó đã trở thành phong nền (backgound) hoàn hảo cho những bức ảnh đẹp để bạn giới thiệu với bạn bè về chuyến đi đến phố cổ Hội An.
3.2. Cầu Ngói Thanh Toàn (Huế)
Cầu Ngói Thanh Toàn cách trung tâm thành phố Huế 7 km về hướng đông, chiếc cầu bắt qua một dòng kênh nhỏ giúp cho việc qua lại của người địa phương được thuận tiện hơn.
Cầu Ngói Thanh Toàn được xây dựng vào năm 1776, ước tính trên 250 năm, nhưng kết cấu của cầu vẫn còn nguyên vẹn, vẫn được người dân sử dụng đi bộ qua lại ở khu vực này.
Với kết cấu kiến trúc cổ cộng với vùng quê thanh bình, Cầu Ngói Thanh Toàn thu hút nhiều khách du lịch tham quan. Nét nổi bật của chiếc cầu này là điểm trang trí bằng sành sứ ở hai bên đầu cầu, mái ngói âm dương mộc mạc, kết cấu gỗ vững chãi. Mỗi khi trưa nắng, người dân đến ngồi dưới mái cầu để hóng mát.
3.3. Cầu Ngói Phát Diệm (Ninh Bình)
Cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 30km, Cầu Ngói Phát Diệm vẫn lặng lẽ soi bóng trên dòng sông Ân, ở trung tâm thị trấn Phát Diệm, Huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.
Cầu Ngói Phát Diệm được xây dựng vào năm 1902. Cây cầu được xếp vào nhóm những cây cầu có mái che cổ còn tương đối nguyên vẹn ở Việt Nam.
Vẻ đẹp của chiếc Cầu Ngói Phát Diệm nằm ở kiến trúc đơn giản, có dáng cong nhẹ, trên lợp ngói. So với cầu Ngói Thanh Toàn ở Huế và Chùa Cầu ở Hội An, cầu Ngói Phát Diệm có vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát hơn.
3.4. Cầu Ngói Chợ Thượng (Nam Định)
Cầu Ngói Chợ Thượng thuộc thôn Thượng Nông, xã Bình Minh, Huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, Việt Nam. Cây cầu này được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Cầu Ngói Chợ Thượng được xây dựng cách đây chừng 300 năm, vào thế kỷ thứ 18. Cầu có chiều dài tổng thể là 17.35 mét, bắt qua dòng sông Ngọc.
Các mố cầu của Cầu Ngói Chợ Thượng thiết kế tinh tế, và xây bằng đá. Phía trên đầu cầu có các con nghê có giáng vẻ vừa thân thuộc, nhưng cũng toát lên được sức mạnh uy nghi. Mặc dù cầu có họa tiết khá đơn giản, nhưng thể hiện hài hòa trong tổng thể nét kiến trúc cổ. Nhìn xa xa chiếc cầu này giống như một con rồng đang ưỡng mình.
3.5. Cầu Ngói Chùa Lương (Nam Định)
Cầu Ngói Chùa Lương thuộc xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Đinh, Việt Nam. Cầu nằm trên con sông nhỏ gần chùa Lương nên người dân gọi là cầu ngói chùa Lương.
Cầu được xây dựng ở thế kỷ 17, và vào năm 1922 cầu trải qua một đợt trùng tu lớn, nhưng vẫn giữ được nét đẹp và kiến trúc cổ xưa. Nhìn tổng thể cầu Ngói Chùa Lương có nét giống với cầu Ngói Chợ Thượng, cũng có hình một con rồng đang ưởng mình, muốn bay lên. Đặt biệt, cạnh bên cây cầu có một cây phượng vĩ, cứ mỗi mùa hè về hoa phượng nở rực tô thêm sắc màu đỏ làm đẹp cho cây cầu hàng trăm tuổi.
Với hàng trăm cây cầu ờ Việt Nam, mỗi cây cầu đều mang một vẻ đẹp riêng. Và, càng ngày càng nhiều cây cầu mới được xây dựng khắp cả nước. Nhưng với những gợi ý trên, chúng tôi hy vọng bạn có thể lập danh sách cây cầu mà bạn muốn đến.
(Nguồn bài viết được dịch từ VND)