Chúng tôi nghiên cứu và sưu tầm thông tin về các biểu tượng của Việt nam để có cái nhìn phổ quát về văn hóa.
Đặt biệt, chúng tôi đã lựa chọn và nhóm lại thành 12 đối tượng chính để thể hiện trong bài viết.
Bây giờ chúng ta cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn nhé!
1. Trống đồng và còng chiêng – Biểu tượng tinh thần
Trống đồng và còng chiêng vừa có chức năng là nhạc cụ truyền thống, vừa có ý nghĩa về uy quyền của sức mạnh tinh thần.
Tiếng trống và tiếng còng chiêng trước kia có thể được xem là tín hiệu của sự đoàn kết, sức mạnh cộng đồng và dân tộc. Những hình ảnh này xuất hiện trong những dịp quan trọng, như lễ hội, lễ Tết, những nghi thức quan trọng.
Mặc dù ngày nay trống đồng không còn được sử dụng nhiều trong cuộc sống, nhưng giá trị tinh thần và hình ảnh trên trống đồng cổ thể hiện những nét đẹp, sức mạnh của người Việt. Trong nhiều bảo tàng, đặt biệt bảo tàng quốc gia Hà Nội lưu giữ các chiếc trống cổ rất đẹp.
Nhưng còng chiêng vẫn còn được lưu giữ và sử dựng trong cuộc sống của người dân tộc thiểu số, đặt biệt là ở Tây Nguyên. Nếu có dịp tham quan mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng gió, bạn sẽ được thưởng thức tiếng còng chiêng rộn rã.
2. Biểu tượng Áo dài – Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt
Trãi qua hàng ngàn năm văn hóa và lịch sử, hình ảnh áo dài có ít nhiều thay đổi, nhưng những đường nét cơ bản truyền thống vẫn được giữ gìn.
Mặc dù áo dài không chỉ dành cho phụ nữ, nhưng mỗi khi đề cập đến áo dài hầu như ai cũng nghĩ ngay đến vẻ đẹp dịu dàng, thanh mảnh, lịch thiệp của người phụ nữ Việt nam. Có lẽ bởi chiếc áo này phù hợp hơn với nữ giới và họ mặc nhiều hơn nam.
Hình ảnh áo dài thể hiện hết sức độc đáo và duyên dáng vẻ đẹp của người mặc nó. Vì thế, áo dài hiện diện ở hầu hết các sự kiện quan trọng, lễ hội, trường học, cơ quan nhà nước, khách sạn… Đặt biệt, vượt qua thời gian, áo dài được chọn là quốc phục của Việt Nam, đó chính là niềm tự hào của người Việt.
Thế nên, bạn sẽ thấy rất nhiều học sinh cấp ba phải mặc áo dài trong một số ngày nhất định; cũng như trong những buổi lễ quan trọng người phụ nữ Việt thường phải mặc áo dài vì đó là niềm tự hào của vẻ đẹp của họ và có trách nhiệm gìn giữ nét văn hóa qua cách ăn mặc.
3. Trầu cau và vôi – Biểu tượng của tình đoàn kết gia đình
Xuất phát từ câu chuyện cổ tích “Sự tích trầu cau”, người Việt đã ước lệ hình ảnh Trầu – Cau – Vôi để nói lên tình cảm gắn bó thân thiết giữa anh em, vợ chồng trong gia đình Việt Nam.
Trầu – Cau – Vôi xuất hiện trong tục thờ cúng tổ tiên, ở các lễ hội truyền thống ở Việt Nam, ở đình chùa, trong đám cưới…
Tục ăn trầu cho răng trở nên đen bóng, làm hơi thở thêm thơm không còn tồn tại phổ biến như xưa, nhưng thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp hình ảnh những cụ già còn thích nhai trầu như một thoái quen.
Mặc dầu không phổ biến trong đời sống, như trong văn hóa tinh thần, biểu tượng Trầu – Cau – Vôi cũng được xem như một sự hiếu khách khi mời trầu để bắt đầu cuộc gặp gỡ.
Thế nên, có thể nói rằng hình tượng vật thể Trầu – Cau – Vôi trở thành biểu tượng trong đời sống văn hóa tồn tại qua nhiều thế hệ, gắn với những sự kiện quan trọng trong sinh hoạt của người dân.
4. Bánh chưng và bánh dày – Thể hiện văn hóa lúa nước
Trong hình tượng của Việt Nam không thể bỏ qua vật thể bánh chưng bánh dày. Hình ảnh này cũng xuất phát từ câu chuyện cùng tên nói lên văn hóa nông nghiệp, và tục thờ phụng, biết ơn tổ tiên trong những ngày Tết Ngyên Đán.
Vì vậy, đặt biệt trong trong những ngày Tết Việt, hầu như mọi người đều chuẩn bị bánh chưng như một nét đẹp trong sinh hoạt tinh thần.
Là người Việt Nam, hầu như mỗi khi đề cập đến bánh chưng mọi người đều nghĩ ngay đến Tết, và nói đến Tết không thể thiếu bánh chưng bánh dày, thứ bánh trở thành món ăn truyền thống ở Việt Nam từ bao đời nay.
Nếu có dịp tham quan một trong những lễ hội truyền thống ở Việt Nam, đặt biệt là lễ hội đền Hùng vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, bạn sẽ thấy tục rước bánh chưng bánh dày dân lên vua Hùng rất trang trọng, điều đó thể hiện hình tượng quan trọng của bánh chưng bánh dày trong văn hóa bản địa.
5. Hoa sen và cây lúa – Biểu tượng của sự vươn lên và văn hóa lúa nước
Hoa sen và cây lúa là hai hình ảnh biểu trưng có ý nghĩa khác nhau ở Việt Nam. Tuy nhiên, chúng lại có một điểm chung là bắt nguồn từ nền văn hóa nông nghiệp, gắn với nước, ruộng đồng và đầm lầy.
Bên cạnh ý nghĩa vật chất là thức ăn chủ yếu trong các bữa cơm gia đình ở Việt Nam, lúa gạo được chế biến thành những thức ăn mang tính văn hóa như bánh chưng, bánh dày, phở,… Cây lúa trở thành hình ảnh chinh phục thiên nhiên, đầm lầy để phục vụ cho sự sống của con người.
Với hoa sen, đó là sự thể hiện vươn mình thoát khỏi những khó khăn cực nhọc, thoát khỏi giới hạn của cuộc sống. Từ đầm lầy nhưng hoa sen vẫn tỏa hương thơm ngát. Với ý nghĩa khác khao sống, hoa sen đã được nhiều người chọn lựa là quốc hoa của Việt Nam.
Hình ảnh bông sen vàng trên hãng bay nổi tiếng Vietnam Airlines cũng phần nào minh chứng cho một biểu tượng đẹp của đất nước Việt Nam.
6. Con trâu nước – Hình ảnh thân quen của nông nghiệp Việt
Hình ảnh con trâu gắn liền với người nông dân trở thành biểu tượng của Việt Nam với ý nghĩa cần cù, siêng năng, gắn liền với sự phát triển của một đất nước đi lên từ nông nghiệp.
Trong niềm tin về phong thủy, con trâu cũng nằm trong 12 con giáp trở thành những con vật dùng cho lịch âm ở Việt Nam. Chính tính cách hiền hậu của con vật này đồng nghĩa với tích cách thật thà, chất phát của người nông dân, nên con trâu có thể được xem như người bạn thân thiết của nhiều người.
Mặc dù đời sống đã phát triển, nhiều nơi không còn dùng trâu để lao động, nhưng hình ảnh thân quen của con trâu đã đi vào tiềm thức của hầu hết người dân Việt Nam, được xem như biểu tượng của sự lao động không mệt mỏi, mong cho ngày mai tươi sáng.
7. Cây đa, bến nước, mái đình – Biểu tượng của làng quê êm đềm
Nhóm biểu tượng cây đa, bến nước, mài đình thường đi liền với nhau. Chúng gắn liền với hình ảnh làng quê Việt Nam mang vẻ đẹp thanh bình, là hình ảnh quen thuộc của mọi người dân nông thôn.
Cây đa thường ở đầu làng là nơi để người lao động, lữ khách đường xa nghỉ ngơi sau những giờ lao động mệt nhọc hay đi quãng đường xa.
Bến nước, có một số nơi là giếng nước, là nơi mọi người dân làng đến lấy nước, tắm giặt, và cả những đêm trăng trở thành nơi hò hẹn của nam nữ của làng.
Mái đình được xem như nơi đời sống tinh thần của người dân làng được giữ gìn và phát huy. Những lễ hội quan trong tập trung các bô lão, trai gái, già trẻ cùng tham gia lễ hội để cùng nhau mong ước cuộc sống sung túc, vui vẻ, hòa bình.
Tất cả chúng không thể tách rời đời sống người thôn quê, trở thành biểu tượng thân thương và biểu tượng của sự đoàn kết của cộng đồng.
8. Cây tre – Biểu tượng của sự vượt khó
Cây tre chiếm vị trí quan trọng trong đời sống, cũng như trong văn hóa tinh thần, được xem như biểu tượng văn hóa của Việt Nam.
Lũy tre trở thành một trong những hình ảnh thanh bình của làng quê Việt Nam bên cạnh cây đa, bến nước, mái đình.
Xét về ý nghĩa văn hóa, cây tre thể hiện tinh thần bất khuất, không ngại khó khăn như những lũy tre làng vẫn đứng vững trong những ngày mưa bão.
Tre thường mọc thành từng chùm nên rất vững chãi, tạo nên sức mạnh rất lớn để bảo vệ làng quê, điều đó thể hiện sự gắn kết, tính cộng đồng, cùng nhau chung sống như lối sống của người Việt.
Xét về mặt ứng dụng, tre trở thành vật liệu để xây nhà, làm thuyền, xây cầu, làm vật đựng, làm đũa… Tre hầu như xuất hiện mọi nơi trong đời sống này nay ở Việt Nam.
9. Quốc kỳ Việt Nam – Biểu tượng thiêng liêng của người Việt
Quốc kỳ Việt Nam trở nên hình ảnh quen thuộc của mỗi người dân, mỗi khi nhìn thấy hình tượng này ai cũng cảm thấy yên bình và mong ước hòa bình.
Từ khi dành độc lập dân tộc vào 1945, lá cờ với hình ảnh màu đỏ có ngôi sao vàng ở giữa đã chính thức được công nhận chính thức là quốc kỳ của Việt Nam.
Quốc kỳ là biểu tượng thiêng liêng của dân tộc, là tinh thần đấu tranh dành độc lập và bảo vệ tổ quốc, là sức mạnh đoàn kết của mọi người dân, là sự gắn bó thống nhất của đất nước Việt Nam.
Biểu tượng này có thể thấy hầu như mọi vùng miền, thành phố, từ đồng bằng đến những núi non ở Việt Nam. Bạn có thể thấy nó xuất hiện trên các đồ lưu niệmở Việt Nam và áo thun, bạn có thể mua để làm kỉ niệm cho chuyến tham quan của mình.
10. Quốc huy Việt Nam
Nếu đề cập đến biểu tượng của Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến quốc huy của đất nước xinh đẹp này. Biểu tượng quốc chính thức được chính thức công nhận vào năm 1956.
Quốc huy này được phát thảo bởi họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam, họa sĩ Bùi Trang Chước chuyên về vẽ tem thư, tiền, quốc huy, biểu trưng… sáng tác vào những năm 1953 – 1955.
Hình ảnh trên quốc huy thể hiện tinh thần độc lập, bản sắc của văn hóa Việt Nam. Bông lúa là hình ảnh của nông nghiệp, bánh xe là hình ảnh của công nghiệp, dòng chữ “ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” là tên đầy đủ của Việt Nam, hình ảnh ngôi sao và nên đỏ cùng ý nghĩa như lá cờ tổ quốc.
Lời kết
Một số biểu tượng của Việt Nam đã chính thức công nhận và ghi vào văn bản như Quốc huy, Quốc kỳ và Quốc ca, còn lại hầu hết biểu tượng khác vẫn chưa được công nhận chính thức.
Nhưng đối với người Việt tất cả chúng là hình ảnh thân quen gắn liền với cả đời sống tinh thần và thực tại. Do vậy, mọi người xem như chúng là biểu tượng cho chính họ và văn hóa bản địa.
Ngoài những hình ảnh nêu trên, còn có nhiều hình tượng trong văn hóa và đời sống người Việt, chẳng hạng như Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hồ Ngươm, Rồng, Rùa… Tuy nhiên, với giới hạn bài viết chúng tôi chỉ đề cập đến những biểu trưng nổi bật.
(Dịch từ VND)